2022 sẽ là một năm có nhiều cơ hội và thách thức đan xen dành cho các doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: Trần Phong
Nắm giữ quỹ đất khủng với danh mục dự án lên đến con số hơn 40 dự án, Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn địa ốc No Va (Novaland) đặt mục tiêu khá hoành tráng cho năm 2019. Theo đó, doanh nghiệp này dự kiến kế hoạch doanh thu 18.000 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2018.
Năm 2022, Novaland công bố ra thị trường các dự án nhà ở mới như Manhattan (quận 1), Victoria Village và the Palace Residence (quận 2). Mới đây, ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland, cho biết mục tiêu của tập đoàn trong giai đoạn mới là đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản nghỉ dưỡng với ba thương hiệu NovaWorld, NovaHills và NovaBeach.
Doanh nghiệp này dự kiến giới thiệu khoảng 2.400 sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng trong năm nay. Ngoài ra, Novaland còn tập trung vào thị trường nhà ở tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, dự kiến sẽ đưa ra thị trường khoảng 4.500 căn hộ, nhà phố, biệt thự…
Trong khi đó, với vị thế vừa làm nhà phân phối có hệ thống dàn trải khắp cả nước vừa là đơn vị đầu tư phát triển dự án với nhiều dự án đang trong quá trình bàn giao, Tập đoàn Đất Xanh đặt kế hoạch doanh thu 5.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỉ đồng trong năm 2022.
Để thực hiện kế hoạch này, ngay trong quý 2/2022, Đất Xanh sẽ đồng loạt triển khai, mở bán ở các dự án. Riêng hai dự án Opal Garden và Lux Garden hiện đã bàn giao gần hết. Đất Xanh cho biết, kế hoạch trong năm 2022 là mua và tích lũy những dự án bất động sản có vị trí đẹp, mặt bằng hoàn chỉnh để chuẩn bị cho chiến lược trung và dài hạn.
Bên cạnh Novaland và Đất Xanh, Nam Long – một trong những doanh nghiệp hoạt động khá tích cực trong năm 2021 – cũng đặt nhiều tham vọng cho năm nay. Nhà phát triển bất động sản này đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.485 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.002 tỉ đồng.
Mới đây, Nam Long cho biết sẽ mở rộng thị trường ra phía bắc, xây dựng các khu đô thị mới ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Khu đô thị Nam Long – Hải Phòng (tại huyện Thủy Nguyên) là dự án đầu tiên trong chiến lược này. Dự án có quy mô 21ha, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 phút di chuyển qua cầu Bính.
Ngoài ra, ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Nam Long cũng sẽ phát triển khu đô thị với quỹ đất mới hơn 200 ha. Từ cuối năm 2021 đến nay, Nam Long mua lại hai quỹ đất mới tại Đồng Nai gồm dự án Nam Long Waterfront có quy mô 170 ha, khu đô thị Nam Long – Đại Phước quy mô 45 ha.
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt cũng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 tăng trưởng khá mạnh. Theo dự thảo tờ trình đại hội cổ đông thường niên sắp diễn ra, Phát Đạt dự kiến trình kế hoạch doanh thu năm 2022 là 9.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 800 tỉ đồng, tăng khoảng 24% so với năm 2021.
Theo kế hoạch, trong năm nay Phát Đạt sẽ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án The EverRich 2 và The EverRich 3. Giá trị chuyển nhượng cũng như giá bán không ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022.
Với lãi ròng năm 2018 tăng trưởng trên 61%, Khang Điền bước sang năm 2022 với kế hoạch doanh thu 3.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 900 tỉ đồng, tăng gần 11,5% so với năm 2021.
Dự kiến trong năm nay, Khang Điền sẽ hoàn tất bán hàng, xây dựng và bàn giao nhà của các dự án đang kinh doanh như Jamila và Safira. Ngoài ra doanh nghiệp này sẽ tiếp tục triển khai các dự án mới gồm Lovera Vista (quy mô 1,8ha với hơn 1.300 căn hộ) và dự án nhà phố biệt thự Venita Park (quy mô 8ha, gồm khoảng 300 căn nhà liên kế vườn và biệt thự). Với kế hoạch triển khai các dự án nêu trên, Khang Điền có hơn 2.000 căn hộ và khoảng 300 căn nhà phố, biệt thự sẵn sàng bán hàng trong năm 2022.
Theo giới chuyên gia, năm 2022 sẽ là một năm có nhiều cơ hội và thách thức đan xen dành cho các doanh nghiệp bất động sản. Trong năm 2021 thị trường sụt giảm nguồn cung, nên tình trạng thiếu sản phẩm sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2022, nhất là phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân. Trong khi phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dự báo việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ khó khăn hơn khi dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2022 – 2023 chỉ vào khoảng trên dưới 16%/năm. Đi đôi với đó là việc các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng không quá 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.
“Lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước có mặt tích cực là tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng để thích ứng với lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật tích cực về mọi mặt”, ông Châu khuyến cáo.